Trước khi có giấy vệ sinh, người ta đã dùng cái gì để chùi?

Những loại “giấy vệ sinh cổ đại” được sử dụng bởi thương lái trên Con Đường Tơ Lụa và những thương lái ấy đã giúp phát tán bệnh truyền nhiễm trong quá khứ. Các tài liệu tham khảo cho thấy con người bắt đầu sử dụng vật liệu vệ sinh kể từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, chủ yếu ở tầng lớp hoàng tộc và giới quý tộc phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, giấy vệ sinh chỉ thực sự phổ biến kể từ thế kỷ 14, khi nó lan rộng ra toàn Trung Quốc, thậm chí chỉ riêng ở tỉnh Chiết Giang, hàng năm người ta đã làm ra khoảng 10 triệu gói giấy vệ sinh. Tuy nhiên, cách vệ sinh của người Trung Quốc lại không mấy hòa hợp với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian. Vào thế kỷ thứ 8, một lữ khách người Hồi Giáo khi đến Trung Quốc đã viết “Họ (người Trung Quốc) không cẩn thận đối với việc giữ vệ sinh sạch sẽ, họ không rửa lại bằng nước sau khi giải quyết nhu cầu của bản thân; chỉ tự lau lại bằng giấy”. Vậy, trước khi có giấy vệ sinh, con người đã sử dụng gì để lau chùi?

“Giấy vệ sinh cổ đại” đầu tiên

Con Đường Tơ Lụa là mạng lưới đường xá nổi tiếng, luân chuyển những xa xỉ phẩm hàng đầu giữa phương Đông và phương Tây, xuyên qua trung Á nối liền Trung Quốc với Địa Trung Hải. Thời đầu, dưới Hán triều, con đường này chủ yếu để vận chuyển tơ lụa và từ đó mới có cái tên đầy tính biểu tượng như vậy. Nhanh chóng phát triển, Con Đường Tơ Lụa mở rộng mặt hàng vận chuyển lên những thứ quý giá hơn như đá quý, vàng bạc và nhiều loại gia vị nổi tiếng. Điểm đến của con đường này là Ai Cập, rồi tới Hy Lạp cổ đại, thành Rome và dần dần tới toàn bộ châu Âu thời Trung Cổ. Nhưng một nghiên cứu về một cái toilet 2.000 tuổi ở sa mạc bắc Đông Bắc Trung Quốc đã chỉ ra rằng Con Đường Tơ Lụa còn vận chuyển một thứ khác: đó là bệnh truyền nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *